Chế độ thai sản cần biết cho bà bầu và những quyền lợi khi sinh con mới nhất 2021
Các bà bầu nên cập nhật và theo dõi
các thông tin về chế độ thai sản để dễ dàng được hưởng các quyền lợi khi sinh
con. Cùng tìm hiểu chế độ thai sản cần biết cho bà bầu và những quyền lợi khi
sinh con mới nhất 2021 trong bài viết dưới đây nhé!
1Tổng quan về chế độ thai sản
Khái niệm
Chế độ thai sản được ban hành bởi nhà nước và nằm trong số các chế độ bắt buộc của Bảo hiểm xã hội (BHXH). Chế độ này giúp đảm bảo các quyền lợi về thu nhập và sức khỏe cho các lao động nữ trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho các lao động nam khi có vợ sinh con.
Ý nghĩa
Mang lại điều kiện thực hiện tốt
chức năng làm mẹ và công tác xã hội cho các lao động nữ.
Mang lại điều kiện thực hiện nghĩa
vụ cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Trong thời gian hưởng thai sản,
người lao động được đảm bảo thu nhập.
Người lao động được đảm bảo sức khỏe
và trẻ sơ sinh được đảm bảo quyền chăm sóc.
2 Các trường hợp và điều kiện hưởng
chế độ thai sản
Các trường hợp hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31
Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
Lao động nữ mang thai.
Lao động nữ sinh con.
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ
nhờ mang thai hộ.
Người lao động nhận nuôi con nuôi
dưới 06 tháng tuổi.
Lao động nữ đặt vòng tránh thai,
người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn bởi điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi
con nuôi dưới 06 tháng tuổi như sau:
Đối với lao động nữ sinh con, lao
động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi
dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng
12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.
Đối với lao động nữ sinh con đã đóng
BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo
chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Phải đóng bảo hiểm xã hội từ
đủ 3 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh
con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi
con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi
con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì
tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm
xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi
sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
Đối với trường hợp chỉ có cha tham
gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên
trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
Đối với người chồng của người mẹ nhờ
mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian
12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Trong thời gian đi làm trước khi hết
thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai,
nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh
thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
3 Thời gian được hưởng chế độ thai
sản theo quy định của pháp luật
Đối với lao động Nữ
Theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37
Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ
được nghỉ những ngày khác nhau. Cụ thể:
1. Thời gian nghỉ khám thai:
Theo Điều 32, thời gian hưởng chế độ
khi khám thai của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Trong thời gian mang thai, lao
động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình
thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Thời gian nghỉ thai sản khi lao
động bị sảy thai, nạo, hút thai, lưu hoặc phá thai bệnh lý:
Theo Điều 33, thời gian hưởng chế độ
khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý của Luật Bảo
hiểm xã hội 2014:
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai
chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ
việc tối đa được quy định như sau:
10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến
dưới 13 tuần tuổi.
40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến
dưới 25 tuần tuổi.
50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở
lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh
con:
Theo Điều 34, thời gian hưởng chế độ
khi sinh con của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp
lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người
mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Lưu ý: Thời gian nghỉ hưởng chế độ
thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu
con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh
con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng
tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không
vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào
thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo
hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi
sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều
này.
- Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã
hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật
này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Trường hợp cha hoặc người trực
tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại
khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với
thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo
hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không
còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06
tháng tuổi.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
4. Thời gian hưởng chế độ khi thực
hiện các biện pháp tránh thai:
Theo Điều 37, thời gian hưởng chế độ
khi thực hiện các biện pháp tránh thai của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Khi thực hiện các biện pháp tránh
thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như
sau:
7 ngày đối với lao động nữ đặt vòng
tránh thai.
15 ngày đối với người lao động thực
hiện biện pháp triệt sản.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Đối với lao động Nam
1. Thời gian hưởng chế độ khi thực
hiện biện pháp triệt sản:
Theo Điều 37, thời gian hưởng chế độ
khi thực hiện các biện pháp tránh thai của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Khi thực hiện các biện pháp tránh
thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như
sau: 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản
quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng
tuần.
2. Thời gian hưởng chế độ khi vợ
sinh con:
Theo Điều 34, thời gian hưởng chế độ
khi sinh con của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã
hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
05 ngày làm việc.
07 ngày làm việc khi vợ sinh con
phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ
10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày
làm việc.
Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà
phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
4 Hồ sơ giấy tờ cần thiết để hưởng
chế độ thai sản
Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019
và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, tùy từng trường hợp hưởng chế độ thai sản
mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ là khác nhau. Cụ thể:
- Lao động nữ đi khám thai, sẩy
thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực
hiện biện pháp tránh thai
Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao
Giấy ra viện; trường hợp chuyển tuyến KCB trong quá trình điều trị nội trú thì
có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao Giấy ra viện có chỉ định của y,
bác sỉ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Lao động nữ sinh con: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh:
Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh
của con, bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử
của con; nếu chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt
hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ
thể hiện con chết.
- Trường hợp người mẹ hoặc lao động
nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con: Có thêm bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích
lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
- Trường hợp người mẹ sau khi sinh
hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để
chăm sóc con: Có thêm Biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ
việc để dưỡng thai: Có thêm một trong các giấy tờ sau:
Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao
Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
Trường hợp phải giám định y khoa:
Biên bản giám định y khoa.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: Có thêm bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
- Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới
06 tháng tuổi: Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp lao động nam hoặc người
chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Bản sao Giấy
chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh của con;
- Trường hợp sinh con phải phẫu thuật
hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà Giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm
giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh
con dưới 32 tuần tuổi, nếu không thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ
bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể
hiện con chết.
- Lao động nam hoặc người chồng của
người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Bản sao Giấy
chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
5 Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng
chế độ thai sản
Căn cứ theo Quyết định 222/QĐ-BHXH
năm 2021, thủ tục nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm các bước như sau:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ
hưởng chế độ thai sản
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày
trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Trường hợp thôi việc trước khi sinh
hoặc nhận con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
Bước 2: Người sử dụng lao động lập
hồ sơ
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ
(bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản) nộp cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết hồ
sơ
Cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản
cho người lao động trong vòng:
6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ từ người sử dụng lao động.
3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.
6 Chế độ dưỡng sức, hồi phục sau
sinh con
Tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội
2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong
khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Trong đó, khoảng thời gian 30 ngày
đầu làm việc được tính kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà
sức khỏe của người lao động chưa phục hồi.
Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do người sử
dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định với thời gian tối đa
như sau:
Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ
sinh một lần từ hai con trở lên.
Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ
sinh con phải phẫu thuật.
Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Lưu ý:
Thời gian nghỉ dưỡng trên đã bao gồm
cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trong thời gian này, người lao động
được chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản với mức hưởng mỗi ngày =
30% x Mức lương cơ sở.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về chế độ thai sản cần biết cho bà bầu và những quyền lợi khi sinh con mới nhất 2021 nhé!
Find 원주 출장샵 out how to get the app on the go. With no registration, you will be able to 순천 출장샵 install the 안양 출장샵 app 제주도 출장안마 on your Android 광주광역 출장마사지 device.